Như chúng ta đã biết, hiện nay và trong những năm gần đây, chất lượng học tập môn Lịch sử của học sinh ở bậc phổ thông rất thấp, đặc biệt là ở THPT, điều đó thể hiện rất rõ ở kết quả các kì thi tốt nghiệp THPT. Với chất lượng học tập như vậy, liệu chúng ta có thực hiện được mục tiêu giáo dục hay không. Điều 2 Luật Giáo dục ghi rõ: "Mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ". Mục tiêu Giáo dục Tiểu học được ghi tại điều Điều 23 luật Giáo dục: "Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học sơ sở".
Như vậy, để thực
hiện được mục tiêu giáo dục, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục tồn
tại về chất lượng học tập môn lịch sử đến mức báo động như trên. Theo tôi,
ngoài các nguyên nhân của cấp học THCS, THPT thì bậc tiểu học cũng có một phần
trách nhiệm. Bởi vậy đối với các nhà trường Tiểu học nói chung và mỗi cán bộ,
giáo viên cần phải nhận thức đúng về quan điểm đổi mới PPDH, vai trò người thầy
giáo, về sách giáo khoa, về phương tiện thiết bị giáo dục,.v.v…để
từ đó có định hướng đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Hiện nay
chúng ta quan niệm dạy học là một quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện,
tự tìm ra chân lý dưới sự dẫn dắt, tổ chức, điều khiển của người thầy. Vì vậy
sách giáo khoa đã tạo ra các điều kiện để tổ chức các hoạt động nhận thức của
học sinh bằng nhiều thành tố phối hợp với nhau. Sách giáo khoa giờ đây không
chỉ là sự cụ thể hoá mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng, mức độ của các đơn vị
nhận thức mà còn thể hiện rõ định hướng về phương pháp dạy học, gợi ý cách tiến
hành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. "Nhà giáo giữ vai trò
quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục " (Điều 14 Luật Góa dục).
Như vậy, để giúp học sinh học tập tốt phân môn Lịch sử ở bậc Tiểu học, người
giáo viên phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
Phải quán triệt tinh
thần thường xuyên đổi mới PPDH. Đó là các kiểu dạy học mới, dạy học kiến tạo,
dạy học hợp tác, dạy học nêu vấn đề với các thiết bị phương tiện hiện đại. Nhận
thức được trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng. Phương pháp nào
cũng có ưu điểm, hạn chế. Vấn đề là ở chỗ giáo viên sử dụng chúng như thế nào
để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, phát huy tính tích cực
trong hoạt động nhận thức của học sinh. Cái chính là dạy như thế nào để khêu
gợi hứng thú, sự tò mò, lòng ham muốn học tập và đào sâu suy nghĩ của học sinh.
Đổi mới phương pháp
nói chung và PPDH Lịch sử nói riêng là sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng loại bài
nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức
của học sinh. Cốt lõi vấn đề là chuyển sang cách dạy giúp học sinh tự phát
hiện, tự khám phá kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành
năng lực tự học.
Giáo viên phải luôn
trau dồi, rèn luyện cách kể chuyện, miêu tả, tường thuật của mình để vận dụng
thực hiện trong giảng dạy. Bởi qua miêu tả, kể chuyện, tường thuật để tái tạo
lại hình ảnh lịch sử, giúp học sinh nhận thức bài học có hiệu qủa hơn. Phải coi
trọng phương pháp trực quan bởi nó không những góp phần tạo biểu tượng lịch sử
mà còn đem đến cho học sinh những hình ảnh thật cụ thể, rõ ràng.
Trong vấn đề tổ chức thảo luận nhóm,
tuỳ theo điều kiện CSVC trong phòng học, tuỳ theo cách sắp xếp các bàn học của
học sinh dễ di chuyển hay khó di chuyển để bố trí nhóm thảo luận của học sinh.
Nếu các bàn học sinh khó di chuyển thì nên tổ chức nhóm theo cặp đôi hoặc nhóm
ghép 2 bàn sát nhau thành một nhóm là hợp lý nhất. Đối với tổ chức hoạt động
nhóm, giáo viên phải biết khi nào tổ chức hoạt động nhóm, khi nào không cần
thảo luận nhóm. Thông thường, chỉ những kiến thức trong bài học có nhiều cách
hiểu khác nhau hoặc là những vấn đề phức tạp cần tranh luận tập thể để đi tới
thống nhất thì nên tổ chức thảo luận nhóm. Còn với những vấn đề quá dễ, chỉ cần
trả lời đúng hay sai hoặc nhìn vào SGK là có đáp án thì không cần cho học sinh
thảo luận nhóm.
Trong từng bài học, giáo viên cần phải
khai thác thêm tư liệu để cho bài giảng vừa thêm phong phú vừa hấp dẫn, lôi
cuốn sự chú ý và tạo hứng thú đối với học sinh. Ví dụ dạy bài "Quyết chí
ra đi tìm đường cứu nước" (Lịch sử lớp 5), giáo viên cần cung cấp thêm các
tư liệu khi Bác Hồ còn nhỏ vào sống ở Huế. Khi còn nhỏ Bác có tên là Nguyễn
Sinh Cung, khi vào học tại trường Quốc học Huế năm 1907-1908 Bác đổi tên là
Nguyễn Tất Thành, năm 1919 đổi thành Nguyễn Ái Quốc, vv…Về
đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh: Theo nguyện
vọng của nhân dân, kì họp thứ nhất Quốc hội khoá 6 ngày 2/7/1976 quyết định đổi
tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc khi dạy bài
"Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời" (Lịch sử lớp 5), giáo viên nên cung
cấp thêm cho học sinh biết: Từ năm 1924-1927 Quảng Châu (Trung quốc) là trung
tâm quan trọng của cách mạng Trung Hoa. Ở đây có chính phủ cách mạng của Tôn
Trung Sơn, có trường quân sự Hoàng Phố. Nhiều trí thức cách mạng của Việt Nam
đã hoạt động ở đây. Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu từ 1925 đến 1927, tại đây
Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên", mở
lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng. Hội nghị thành lập Đảng chỉ có 7
người, trong đó có 5 đại biểu chính thức (Đông dương Cộng sản đảng 2 người, An
Nam Cộng sản đảng 2 người và Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản chỉ định về
chủ trì Hội nghị) và 2 đại biểu của Quốc tế Cộng sản dự không phải là đại biểu
chính thức. Các lần đổi tên Đảng: 2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam, 10/1930 Đảng Cộng
sản Đông Dương, 2/1951 Đảng Lao động Việt Nam, 12/1976 Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên việc cung cấp thêm tư liệu cũng phải có chừng mực, có mức độ nhất
định để tránh làm loãng nội dung chính, học sinh khó xác định trọng tâm của bài
học.
Giáo viên phải
nghiên cứu và nắm chắc phần trình bày và các nội dung trong SGK (phần chữ nhỏ,
các loại bài dạy học, như loại bài lĩnh hội kiến thức mới, loại bài ôn tập tổng
kết, loại bài kiểm tra đánh giá hoặc bài học có nội dung về nhân vật lịch sử,
bài học có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng,
chiến dịch, phản công, tiến công…) để lựa chọn
phương pháp tổ chức hoạt động, sưu tầm tư liệu để bài học phong phú hơn.
Trong dạy học phải thực sự chú ý đến
đối tượng học sinh yếu kém. Khi học sinh trả lời chưa được, giáo viên phải gợi
ý, hướng dẫn để các em trả lời. Phải hết sức tôn trọng và khuyến khích các em
(dù là ý trả lời chưa đúng, chưa trọn vẹn), tạo cho các em có dần dần thêm niềm
tin trong học tập. Đó là một yếu tố tinh thần hết sức quan trọng trong việc
giúp các em học tập tốt môn Lịch sử ở bậc Tiểu học.
Người viết: Mai Thị Bé
Đơn vị: Trường Tiểu học Lệ Ninh